Kiến trúc cung điện - dinh thự Kiến trúc cổ Việt Nam

Kiến trúc cung điện - dinh thự là kiến trúc tiêu biểu và điển hình của các triều đại phong kiến Việt Nam. Loại hình kiến trúc này huy động tập trung được cao độ vật tư và tài lực của cả nước hoặc một địa phương, thể hiện sự giàu có và quyền lực trong từng giai đoạn của từng hoàng đế trị vì. Có thể nói đây là loại hình kiến trúc phong kiến quy mô nhất trong các loại hình kiến trúc thời phong kiến, mà di sản còn được gìn giữ lại cho đến ngày nay.[2]

Kiến trúc cung đình Huế

Thế Miếu trong Tử Cấm thành (Huế)

Năm 1802 - sau khi triều Tây Sơn bị tiêu diệt - Nguyễn Ánh (hoàng đế Gia Long) lập triều hoàng triều Nguyễn và đóng đô ở Huế (Phú Xuân), huy động nhân lực và vật tư xây dựng Hoàng cung trong kinh đô Huế. Kiến trúc cung điện nhà Nguyễn được bố cục xây dựng theo kiểu truyền thống triều đình phong kiến Á Đông đậm đà bản sắc dân tộc, gồm có những loại sau đây:

  • Dùng là nơi thiết triều và cử hành lễ nghi, có: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, Tả Vu, Hữu Vu v.v..
  • Nơi ở của vua và gia đình: điện Càn Thành, điện Khôn Thái, điện Kiến Trung, cung Diên Thọ, cung Trường Sanh v.v..
  • Công sở - công quán: điện Văn Minh, điện Võ Hiển, Đông các phủ nội vụ, Thị vệ trực phòng, Thái y viện, Thượng thiên đường v.v..

Trải qua gần 100 năm với bao biến động lịch sử, khí hậu khắc nghiệt và thời gian tàn phá, một số lớn - trên 80% - cung điện dinh thự Hoàng cung nhà Nguyễn đã bị hủy hoại nhiều. Đây là một con số không nhỏ, ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô di sản kiến trúc cổ của Việt Nam ngày nay đến nay nhờ sự hỗ trợ của các tố chức quốc tế cũng như sư quan tâm của chính phủ nên công cuộc tu bổ phục dựng đang được thực hiện khả quan mặc dù tiến độ còn rất chậm.[2]